Những lưu ý khi sử dụng thuốc Sita Met Tablets

CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC:

Không dùng thuốc Sita Met Tablets 50/1000 cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 hoặc đề điều trị nhiễm acid ceton do đái tháo đường.

  • Viêm tụy: Đã có các báo cáo về các tác dụng có hại của viêm tụy cấp. Nên cho bệnh nhân biết triệu chứng đặc trưng của viêm tụy cấp là đau bụng dữ dội và liên tục. Viêm tụy được ghi nhận hồi phục sau khi ngưng dùng sitagliptin. Nếu nghi ngờ viêm tụy, nên ngưng dùng Sita – Met Tablets 50/1000 và các thuốc khác có thê liên quan.
  • Nhiễm acid lactic:
  • Nhiễm acid lactic là biến chứng chuyển hóa hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, có thể xảy ra do tích lũy metformin trong lúc điều trị với Sita – Met Tablets 50/1000.
  • Nguy cơ nhiễm acid lactic tăng theo mức độ suy thận và tuổi tác bệnh nhân. Do đó, có thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm acid lactic bằng cách giám sát thường xuyên chức năng thận ở bệnh nhân dùng metformin và dùng liều metformin tối thiểu có hiệu quả, đánh giá các yếu tố nguy cơ khác như bệnh đái tháo đường kiểm soát kém, ketosis, ăn chay kéo dài, uống rượu quá mức, suy gan và bất kỳ lình trạng nào liên quan đến tình trạng thiếu oxy. Ngoài ra, nên ngưng dùng metformin ngay khi có bất kỳ tình trạng liên quan đến giảm oxy máu, mất nước hoặc nhiễm khuẩn.
  • Giám sát chức năng thận: Metformin và sitagliptin được biết rõ đào thải chủ yếu qua thận. Nguy cơ tích lũy metformin và nhiễm acid lactic tăng theo mức độ suy thận. Do đó, không dùng Sita – Met Tablets 50/1000 cho bệnh nhân có creatinin huyết thanh cao hơn mức tối đa cho phép tương ứng với độ tuổi. Đối với bệnh nhân cao tuồi, nên cẩn thận khi tăng liều để xác định liều tối thiếu có hiệu quả kiểm soát đường huyết thích đáng, vì chức năng thận thường giảm khi càng cao tuổi. Nên kiểm tra đều đặn chức năng thận như sau:
  • ít nhất 1 năm 1 lần với bệnh nhân có chức năng gan thận bình thường.
  • ít nhất 2 lần hoặc 4 lần 1 năm cho những bệnh nhân mà có nồng độ tại mức hoặc cao hơn giới hạn trên của mức quy định và ở người cao tuổi.
  • Hạ đường huyết: Sitagliptin kết hợp với metformin và sulfonylurea hoặc insulin có nguy cơ bị hạ đường huyết. Vì vậy cần phải giảm liều cho sulfonylurea hay insulin.
  • Phản ứng quá mẫn: Đã có các báo cáo lưu hành về những phản ứng quá mẫn nghiêm trọng ở bệnh nhân dùng sitagliptin, một thành phần của thuốc. Các phản ứng này bao gồm phản ứng phản vệ, phù mạch và các bệnh lý về da kể cả hội chứng Stevens-Johnson. Vì các phản ứng này được báo cáo tự nguyện từ dân số chưa biết rõ cỡ mẫu, nên thường không thể ước tính chắc chắn tần suất hoặc xác lập mối quan hệ nhân quả với việc sử dụng thuốc. Các phản ứng này bắt đầu xuất hiện trong 3 tháng đầu điều trị với sitagliptin, với vài báo cáo xảy ra sau liều đầu tiên. Nếu nghi ngờ có phản ứng quá mẫn, phải ngưng dùng thuốc ngay, đánh giá các nguyên nhân tiềm năng khác và dùng trị liệu đái tháo đường khác thay thế.
  • Phẫu thuật: Vì Sita – Met Tablets 50/1000 chứa metformin HCl, nên ngưng dùng thuốc tạm thời trước 48 giờ khi tiến hành bất kỳ phẫu thuật (ngoại trừ các thủ thuật nhỏ không kèm theo hạn chế thu nạp nước và thức ăn) và chỉ dùng trở lại khi bệnh nhân có thể ăn, uống qua đường miệng và chức năng thận đánh giá bình thường.
  • Chụp X-quang có tiêm chất cản quang gắn iode phóng xạ: Các thủ thuật chụp X-quang có tiêm chất cản quang gắn iode phóng xạ có thể dẫn đến thay đổi chức năng thận cấp tính và thường liên kết với nhiễm acid lactic ở bệnh nhân dùng metformin. Do đó, nếu dự định tiến hành bất kỳ thủ thuật chụp X-quang nào, nên tạm thời ngưng dùng Sita – Met Tablets 50/1000 ngay lúc chụp hoặc trước khi tiến hành chụp, cho đến 48 giờ sau khi chụp và chỉ dùng lại thuổc sau khi đánh giá chức năng thận bình thường.
  • Thay đổi tình trạng lâm sàng của bệnh nhân đã kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường tuýp 2 trước đây: Nếu bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 trước đây được kiếm soát tốt với Sita – Met Tablets 50/1000 lại có kết quả xét nghiệm bất thường hoặc có bệnh lý lâm sàng (đặc biệt bệnh không rõ ràng và khó xác định), nên dánh giá ngay để tìm bằng chứng nhiễm acid ceton hoặc nhiễm acid lactic. Nên bao gồm đánh giá các chất điện giải và thể ceton trong huyết thanh, glucose máu và, nếu được chỉ định, pH máu, lactate, pyruvate và nồng độ metformin trong máu. Phải ngưng thuốc ngay và bắt đầu dùng các biện pháp chữa trị phù hợp khác nếu xảy ra tình trạng toan hóa do một trong hai dạng nhiễm acid này.

SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:

Thời kỳ mang thai:

  • Không có đủ dữ liệu về việc sử dụng sitagliptin ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu ở động vật đã cho thấy độc tính sinh sản ở liều cao sitagliptin.
  • Dữ liệu cho thấy việc sử dụng metformin ở phụ nữ mang thai không liên quan đến tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh bị hạn chế. Các nghiên cứu trên động vật với metformin không chỉ ra những tác động có hại đối với thai kỳ, sự phát triển của phôi thai hoặc thai nhi, sự sinh sản hoặc phát triển sau khi sinh.
  • Không nên được sử dụng trong khi mang thai. Nếu bệnh nhân muốn mang thai hoặc nếu mang thai xảy ra, điều trị bàng Sita – Met Tablets 50/1000 nên ngưng và chuyển sang điều trị bằng insulin càng sớm càng tốt.

Thời kỳ cho con bú:

  • Chưa có nghiên cứu nào trên động vật cho con bú được tiến hành với các hoạt chất kết hợp của Sita – Met Tablets 50/1000. Trong các nghiên cứu được thực hiện với các hoạt chất riêng lẻ, cả sitagliptin và metformin đều được bài tiết trong sữa của chuột cho con bú. Metformin được bài tiết qua sữa mẹ với lượng nhỏ.
  • Người ta không biết liệu sitagliptin có bài tiết trong sữa mẹ hay không. Do đó, thuốc không được sử dụng ở phụ nữ đang cho con bú.

Mọi thông tin về sản phẩm vui lòng liên hệ trực tiếp Dược Phẩm Việt Đức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button